Bất kỳ ai cũng từng gặp phải tình huống rất khó chịu khi bất ngờ phát hiện ra kiến chui vào laptop hoặc máy tính để bàn đang sử dụng. Sự xuất hiện đột ngột của những chú kiến thò đầu ra từ phím bàn phím hay các khe hở trên vỏ máy chắc chắn sẽ khiến bất cứ ai cũng hết hồn.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến kiến có thể chui vào bên trong laptop/PC? Laptop, máy tính bị kiến xâm nhập có nguy hiểm không và chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng trên? Bài viết sau đây của ICT Sài Gòn sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên hữu ích trong việc đuổi kiến ra khỏi laptop, máy tính cũng như cách ngăn chặn sự xuất hiện của chúng.
Hào nước là một trong những phương pháp vật lý đơn giản và hiệu quả để đuổi kiến ra khỏi laptop mà bạn nên thử. Bởi vì bản năng sinh tồn sẽ khiến kiến và các loài côn trùng khác nhanh chóng bỏ chạy khỏi nơi có nguy cơ ngập nước để tìm nơi trú ẩn an toàn hơn.
Bước 1: Cho các vật làm trụ đỡ vào khay, lưu ý là các vật này phải có cùng độ cao để tạo được bề mặt phẳng đỡ laptop.
Bước 2: Đổ một lượng nước cao khoảng 3-5cm vào khay
Bước 3: Đặt laptop nằm trên các trụ đỡ một cách cẩn thận và chắc chắn.
Bước 4: Dùng vật dẫn đã chuẩn bị làm thành một chiếc cầu nối giữa laptop với mặt bàn để dẫn kiến ra ngoài.
Bước 5: Đợi qua đêm để toàn bộ số kiến trong laptop từ từ bò hết ra ngoài theo cầu dẫn.
Đây là cách đuổi kiến ra khỏi laptop rất dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả khá cao. Các bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để kiểm chứng xem có hiệu quả không nhé.
Việc lắc laptop nhẹ nhàng để xua đuổi kiến ra ngoài có thể có tác dụng trong một số trường hợp, tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho thiết bị:
Để diệt kiến trong laptop, phương pháp bảo quản trong túi nhựa kín được nhiều người áp dụng nhờ tính đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Nên để laptop tại nơi thông thoáng, sạch sẽ, đặt ở nền cao để hạn chế kiến quay trở lại làm tổ. Phương pháp trên chỉ có hiệu quả diệt kiến ngắn hạn nên vẫn cần kết hợp với cách bảo quản đúng cách để kiến không tiếp cận được laptop.
Sử dụng cách làm nóng bằng phần mềm như chạy game, phần mềm benchmarking, không sử dụng các thiết bị phát nhiệt như đèn hồng ngoại. Điều này dễ làm cháy khét các linh kiện bên trong laptop như màn hình LCD.
Trước khi làm nóng, bạn cần dùng tăm bông và cồn lau sạch bề mặt laptop, đặc biệt là các khe như ở bàn phím, cạnh kết nối. Làm sạch trước khiến kiến dễ rời đi hơn do mất chỗ trú ẩn.
Bật phần mềm làm nóng hoặc game khoảng 20-30 phút. Tất cả cửa gió hút, thổi đều mở ra để nóng được phân bổ khắp laptop. Đồng thời, theo dõi nhiệt độ không được quá 60 độ C để tránh gây hỏng hóc. Trường hợp laptop đột nhiên nóng quá thì bạn cần sử dụng các phần mềm làm mát laptop để hạ nhiệt.
Khi thấy kiến bắt đầu di chuyển ra ngoài, nhanh chóng dùng vật sắt gõ mạnh xung quanh laptop để xua đuổi, đồng thời đậy kín vỏ màn hình và các cổng kết nối để chúng không quay lại. Cuối cùng, mang máy đến bảo hành để vệ sinh sạch sẽ.
Đây được xem là phương pháp “gậy ông đập lưng ông” hay còn gọi là “dùng đạo trừ đạo”. Bởi lẽ, chính những món ăn thơm ngon, ngọt lành đã thu hút bầy kiến xâm nhập vào laptop của bạn. Và giờ đây, chúng cũng sẽ là phương pháp giúp đuổi toàn bộ bầy kiến ra ngoài.
Cụ thể, để áp dụng phương pháp này, bạn cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
Sau đó, bạn thực hiện theo trình tự các bước sau:
Nếu chỉ một hoặc vài con kiến lẻ tẻ chui vào thì tác động có thể không đáng kể. Tuy nhiên, nếu cả đàn kiến hay côn trùng khác xâm nhập với số lượng lớn, chúng có thể gây tắc nghẽn các khe thoát nhiệt làm máy bị quá nóng . Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các linh kiện điện tử như chip xử lý, card đồ họa hay bo mạch chủ. Nhiệt độ cao còn khiến tuổi thọ của các bộ phận này giảm sút đáng kể.
Kiến có thể chui vào các cổng kết nối vật lý như cổng USB, HDMI, LAN, gây ra hiện tượng gián đoạn kết nối đột ngột khi đang dùng laptop. Ngoài ra, kiến cũng có thể làm hư hại các đầu cắm linh kiện bên trong máy tính, gây ra các lỗi phần cứng không lường trước được.
Bên cạnh đó, kiến và côn trùng còn có thể cắn phá các dây điện, làm đứt gãy kết nối. Chúng có thể mang theo bụi bẩn, mạt vụn và vi khuẩn vào bên trong laptop qua các khe hở, các chất bẩn bám vào bề mặt cảm ứng và bàn phím cũng khiến chúng trở nên kém nhạy và khó sử dụng.
Trường hợp kiến chui vào vùng pin và làm hỏng các mạch điện tử bên trong. Điều này có thể dẫn tới chập mạch, rò rỉ điện và khiến pin phồng lên gây nổ. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm cho người dùng do có thể cháy hoặc bị bỏng do axit chảy ra từ pin.
Vì thế, bạn cần phải đuổi kiến ra khỏi laptop/máy tính ngay khi phát hiện chúng xâm nhập để hạn chế những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Để ngăn chặn kiến xâm nhập vào laptop, ngoài các biện pháp vệ sinh và sử dụng bẫy được đưa ra ở phần trước, bạn nên áp dụng them một số cách phòng ngừa sau:
Với các biện pháp trên, bạn có thể phòng tránh hiệu quả nguy cơ bị kiến xâm nhập và gây hư hại laptop. Đây cũng chính là cách tốt nhất để bảo vệ máy móc khỏi sự tấn công của côn trùng.
Trên đây là một số chia sẻ của ICT Saigon về cách đuổi kiến ra khỏi laptop, máy tính. Hy vọng những mẹo nhỏ này sẽ giúp ích được cho bạn trong việc giải quyết tình huống gặp phải. Ngoài ra, bạn đang tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện hoặc cần thiết bị CNTT cho dự án?
Hãy đến với ICT Saigon! Chúng tôi cung cấp các gói cho thuê laptop , máy chiếu, màn hình, micro, loa, tai nghe và tất cả các thiết bị CNTT khác để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Với đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp và kinh nghiệm, ICT Saigon sẽ hỗ trợ bạn thiết lập hệ thống, kết nối mạng, cài đặt phần mềm và vận hành trôi chảy mọi thiết bị. Liên hệ ngay hôm nay để biết thêm thông tin và nhận báo giá tốt nhất! ICT Saigon - Đối tác công nghệ số 1 cho các sự kiện của bạn.