Cùng với sự phát triển CNTT và sự bùng nổ về dữ liệu, một nhu cầu xuất hiện là việc bảo quản, lưu trữ các số liệu một cách an toàn và hiệu quả. Chính vì vậy các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hiện đại đã ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Do dung lượng dữ liệu gia tăng không ngừng, yêu cầu ngày càng cao về hiệu năng truy xuất, tính ổn định và sự sẵn sàng của dữ liệu; việc lưu trữ đã và đang trở nên rất quan trọng. Lưu trữ dữ liệu không còn đơn giản là cung cấp các thiết bị lưu trữ dung lượng lớn mà còn bao gồm cả khả năng quản lý, chia sẻ cũng như sao lưu và phục hồi dữ liệu trong mọi trường hợp.
Để lưu trữ dữ liệu người ta có thể dùng nhiều thiết bị khác nhau, nhiều công nghệ khác nhau. Các kho dữ liệu có thể là dùng đĩa cứng, dùng băng từ, dùng đĩa quang… Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của bài toán đặt ra mà lựa chọn công nghệ và thiết bị cho phù hợp. Theo cơ chế lưu trữ, hiện nay có một số loại hình lưu trữ dữ liệu cơ bản dưới đây
Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, việc lưu trữ dữ liệu mang lại nhiều lợi ích to lớn, như sau:
Nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 4% máy trạm trong doanh nghiệp được tích hợp các biện pháp sao lưu dữ liệu. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất mát dữ liệu quan trọng trong các tình huống bất ngờ như hỏa hoạn, lỗi kỹ thuật hoặc tấn công ransomware.
Tuy nhiên, việc chọn lựa giải pháp lưu trữ phù hợp sẽ tạo ra sự yên tâm về bảo vệ thông tin, là giải pháp chống thảm hoạ cho hệ thống CNTT . Dữ liệu được bảo vệ trong một môi trường an toàn, giúp truy cập nhanh chóng và liên tục. Đặc biệt, quá trình khôi phục dữ liệu khi có sự cố diễn ra nhanh chóng, đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn.
Hầu hết các dịch vụ lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp trực tuyến đều tích hợp công nghệ bảo mật tiên tiến, bao gồm mã hóa dữ liệu theo tiêu chuẩn cao và các biện pháp xác thực đa tầng. Ví dụ, hệ thống sẽ cảnh báo ngay lập tức nếu phát hiện ai đó cố gắng xóa tệp của bạn, giúp bạn nhanh chóng phản ứng và bảo vệ dữ liệu quan trọng.
Mất mát dữ liệu có thể gây tổn thất nặng nề về tài chính cho doanh nghiệp. Thống kê cho thấy rằng đến 70% các doanh nghiệp nhỏ phải chịu tổn thất nặng nề khi mất dữ liệu và đóng cửa trong vòng 01 năm.
Việc phục hồi dữ liệu bị mất có thể mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn đô la. Do đó, việc chuẩn bị các biện pháp lưu trữ dữ liệu để sao lưu và khôi phục dữ liệu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí một cách hiệu quả
Lưu trữ dữ liệu theo cách thủ công yêu cầu nhiều thời gian và dung lượng lưu trữ lớn hơn, gây quá tải và khó khăn trong xử lý thông tin cho máy chủ.
Sử dụng giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp sẽ giảm thiểu dung lượng lưu trữ và tiết kiệm băng thông. Điều này cải thiện hiệu suất mạng và giảm chi phí lưu trữ dữ liệu.
Khi sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, bạn biết rõ số tiền cần trả định kỳ và có thể tùy chỉnh theo ngân sách hiện tại hoặc nâng cấp dịch vụ khi cần.
Các giải pháp lưu trữ dữ liệu trực tuyến đảm bảo doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ ngay cả khi gặp sự cố. Việc truy cập và sử dụng thông tin trở nên linh hoạt và dễ dàng hơn mà không cần ổ cứng, đồng thời đảm bảo an ninh dữ liệu, tạo sự tin tưởng từ khách hàng và tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mỗi loại hình lưu trữ dữ liệu có những ưu nhược điểm riêng và được dùng cho những mục đích nhất định. Dưới đây là mô hình lưu trữ dữ liệu tổng quát.
DAS (Direct attached storage) là cơ chế lưu trữ với thiết bị gắn trực tiếp vào máy chủ. Đây được coi là công nghệ lưu trữ truyền thống được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Với cơ chế DAS, mỗi máy chủ sẽ có một hệ thống lưu trữ và phần mềm quản lý lưu trữ riêng biệt.
Ưu điểm của giải pháp DAS là khả năng dễ lắp đặt, chi phí thấp, hiệu năng cao.
Tuy nhiên, nhược điểm của DAS là khả năng mở rộng hạn chế. Thực tế DAS làm việc rất tốt với một server nhưng khi dữ liệu tăng, số lượng máy chủ cũng tăng sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán và gián đoạn. Khi đó, nhà quản trị sẽ phải bổ sung hay thiết lập lại dung lượng, và công việc bảo trì sẽ phải thực hiện trên từng server.
Điều đó sẽ làm tăng chi phí lưu trữ tổng thể cho doanh nghiệp và sẽ càng khó khăn hơn khi muốn sao lưu hay bảo vệ một hệ thống kho lưu trữ dữ liệu đang nằm rải rác và phân tán như vậy.
NAS (Network Attached Storage) là giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp sử dụng các thiết bị lưu trữ đặc biệt gắn trực tiếp vào mạng LAN như một thiết bị mạng bình thường (tương tự máy tính, switch hay router).
Các thiết bị NAS cũng được gán các địa chỉ IP cố định và được người dùng truy nhập thông qua sự điều khiển của máy chủ. Trong một số trường hợp, NAS có thể được truy cập trực tiếp không cần có sự quản lý của máy chủ.
Trong môi trường đa hệ điều hành với nhiều máy chủ khác nhau, việc lưu trữ dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu, quản lý hay áp dụng các chính sách bảo mật đều được thực hiện tập trung.
Ưu điểm của NAS
Nhược điểm của NAS
SAN (Storage Area Network) là một mạng riêng tốc độ cao dùng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy chủ tham gia vào hệ thống lưu trữ cũng như giữa các thiết bị lưu trữ với nhau. SAN cho phép thực hiện quản lý tập trung và cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu và tài nguyên lưu trữ. Hầu hết mạng SAN hiện nay dựa trên công nghệ kênh cáp quang, cung cấp cho người sử dụng khả năng mở rộng, hiệu năng và tính sẵn sàng cao.
Hệ thống SAN được chia làm hai mức: mức vật lý và logic
Ưu điểm của hệ thống SAN
Do đó, SAN thường được sử dụng ở những trung tâm dữ liệu lớn vì mang một số đặc điểm nổi bật như: Giảm thiểu rủi ro cho dữ liệu, khả năng chia sẻ tài nguyên rất cao, khả năng phát triển dễ dàng, thông lượng lớn, hỗ trợ nhiều loại thiết bị, hỗ trợ và quản lý việc truyền dữ liệu lớn và tính an ninh dữ liệu cao.
Hơn nữa, SAN tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống bằng việc hỗ trợ đồng thời nhiều hệ điều hành, máy chủ và các ứng dụng, có khả năng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi về yêu cầu hoạt động của một tổ chức cũng như yêu cầu kỹ thuật của hệ thống mạng.
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây, hay còn được gọi là Cloud Storage, đã nhanh chóng trở thành một giải pháp phổ biến trong vài năm gần đây với những ưu điểm vượt trội.
Cloud Storage được xây dựng và phát triển bởi các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp, và bản chất của nó là các Trung tâm Dữ liệu từ xa được kết nối qua internet. Giải pháp này hoạt động độc lập với các thiết bị khác và đảm bảo bảo mật cao cho dữ liệu lưu trữ. Do đó, nó phù hợp với mọi loại doanh nghiệp, từ lớn đến nhỏ và cả các startup.
Một trong những điểm nổi bật nhất của Cloud Storage là khả năng chia sẻ lượng lớn dữ liệu nhanh chóng cho khách hàng và đối tác mà không cần thông qua các bước trung gian. Điều này cho phép doanh nghiệp truy cập thông tin bất kỳ lúc nào.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng Cloud Storage phụ thuộc vào kết nối internet, vì vậy bạn không thể truy cập vào dữ liệu nếu không có kết nối mạng. Ngoài ra, việc phải đóng phí định kỳ cũng có thể gây ra những bất tiện nhất định cho doanh nghiệp.
Câu hỏi về nền tảng lưu trữ dữ liệu tốt nhất cho doanh nghiệp thường được đặt ra, và có ba lựa chọn chính mà bạn cần xem xét:
Cloud Server hoạt động trên nền tảng điện toán, hay còn gọi là lưu trữ đám mây. Đây là giải pháp được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng nhất vì khả năng khắc phục hầu hết các hạn chế của VPS (Máy chủ ảo riêng) và máy chủ vật lý.
Dịch vụ máy chủ riêng nổi bật với hiệu suất xử lý vượt trội và sử dụng các thiết bị phần cứng độc lập. Loại máy chủ này có khả năng phục vụ đồng thời một lượng lớn người dùng nhờ vào băng thông web tối đa.
Tuy nhiên, điều khá chú ý là chi phí vận hành và bảo trì của Dedicated Server khá cao. Việc nâng cấp hoặc thay đổi phần cứng cũng không phải là điều dễ dàng, làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của hệ thống.
Hơn nữa, việc sao lưu dữ liệu trên Dedicated Server thường phức tạp hơn so với Cloud Server hoặc VPS (Virtual Private Server). Do đó, loại hình lưu trữ này thích hợp cho các doanh nghiệp lớn có khả năng hoạt động và tài chính ổn định.
VPS (Virtual Private Server) cũng được trang bị với các thành phần phần cứng độc lập như CPU, ổ cứng HDD và RAM. Tuy nhiên, hoạt động của VPS phụ thuộc vào máy chủ vật lý – nếu gặp sự cố, VPS cũng có thể tạm dừng hoạt động và dữ liệu có thể bị mất.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp chỉ cần thanh toán cho phần cấu hình mà họ sử dụng trong hệ thống khi chọn giải pháp lưu trữ VPS. Mặc khác, việc mở rộng hoặc giảm bớt tài nguyên của VPS bị hạn chế bởi cấu hình của máy chủ vật lý, tuy nhiên quá trình này diễn ra nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với việc sử dụng Dedicated Server.
Ưu điểm của giải pháp DAS là khả năng dễ lắp đặt, chi phí thấp, hiệu năng cao. Nhược điểm của DAS là khả năng mở rộng hạn chế: khi dữ liệu tăng đòi hỏi số lượng máy chủ cũng tăng theo. Điều này sẽ tạo nên những vùng dữ liệu phân tán, gián đoạn và khó khăn khi sao lưu cũng như bảo vệ hệ thống lưu trữ.
Giải pháp NAS và SAN giải quyết được các hạn chế của DAS. Với kiểu lưu trữ NAS và SAN, việc lưu trữ được tách ra khỏi server, hợp nhất trong mạng, tạo ra một khu vực truy cập rộng cho các server, cho người sử dụng và cho các ứng dụng truy xuất hay trao đổi.
Nó tạo nên sự mềm dẻo và năng động. Việc quản trị và bảo vệ dữ liệu sẽ trở nên đơn giản, độ tiện lợi sẽ cao hơn, chi phí tổng thể sẽ nhỏ hơn. NAS thích hợp cho môi trường chia sẻ file nhưng hạn chế trong môi trường có các hệ cơ sở dữ liệu. Hơn nữa, với việc sử dụng hạ tầng mạng chung với các ứng dụng khác, NAS làm chậm tốc độ truy cập mạng và ảnh hưởng đến hiệu năng của toàn hệ thống.
Giải pháp mạng lưu trữ SAN giải quyết được hạn chế của NAS và đặc biệt thích hợp với các ứng dụng cần tốc độ cao với độ trễ nhỏ. Hơn nữa, SAN có khả năng đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi về yêu cầu hoạt động của một tổ chức cũng như yêu cầu kỹ thuật của hệ thống mạng. Tuy nhiên nhược điểm của SAN là chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với hai giải pháp DAS và NAS.
Cho đến thời điểm này, nhu cầu sử dụng các giải pháp DAS, NAS, SAN đang dần có sự thay đổi. Trước kia, DAS là giải pháp lưu trữ sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay đang chuyển dần sang NAS, SAN và các công nghệ mới như FCoE….Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực CNTT, công ty chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng các giải pháp lưu trữ theo nhiều cấp độ phù hợp với yêu cầu nhất nhưng luôn quan tâm đến những lưu ý đặc thù như:
Trước hết, để đánh giá các nhu cầu lưu trữ dữ liệu của mình, các doanh nghiệp cần phải xem xét và cân nhắc các khía cạnh như các ứng dụng nào hay sử dụng, các loại hình dữ liệu của mình là gì và cách thức cũng như địa điểm lưu giữ các dữ liệu đó. Các câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn bắt đầu với việc đánh giá nhu cầu của mình:
Khi bạn đã nắm rõ lượng dữ liệu mà mình cần phải làm việc và cách thức, thời điểm cũng như nơi mà bạn có thể truy cập được những dữ liệu đó thì bạn sẽ có được ý tưởng tốt hơn về các nhu cầu lưu trữ của mình. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn về giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hãy liên hệ ICT Saigon để được hỗ trợ nhé!
Mình là phó phòng kỹ thuật tại công ty ICT SÀI GÒN, chuyên phụ trách nội dung bài đăng và hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Bạn đọc nếu câu hỏi cần giải đáp đừng ngần ngại để lại comment bên dưới bài viết nhé