Để giúp hệ thống mạng luôn được bảo vệ, tránh các hacker bẻ khóa thì nhiều người đã sử dụng các phương thức bảo mật như WEP, WPA, WPA2, WPA3. Tuy nhiên, trong 4 phương thức bảo mật này thì đâu là loại bảo mật wifi nào tốt nhất câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi mỗi loại phương thức bảo mật sẽ có những tính năng và ưu điểm riêng. Hãy cùng ICT Sài Gòn tìm hiểu và phân tích về từng loại bảo mật trong bài viết dưới dây nhé!
Hiện nay, WPA2 và WPA3 được coi là hai giao thức bảo mật Wifi hiệu quả nhất và được khuyến nghị sử dụng cho mạng Wifi của bạn. Trong đó, WPA3 là chuẩn bảo mật wifi mới nhất, được nâng cấp và tối ưu hơn so với WPA2.
Tuy nhiên, nếu router của bạn không hỗ trợ WPA3, thì WPA2 vẫn là một lựa chọn rất tốt để đảm bảo tính an toàn cũng như bảo mật cho mạng wifi của bạn. Ngược lại, nếu wifi nhà mạng vẫn đang dùng chuẩn bảo mật WEP hay WPA thì lời khuyên cho bạn đó là nên nâng cấp lên chuẩn WPA2 hay WPA3 càng sớm càng tốt để bảo đảm an toàn.
Vậy rốt cuột WEP, WPA, WPA2 và WPA3 là gì? Có gì giống và khác nhau, cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bên dưới các bạn nhé.
WEP là tên viết tắt của Wired Equivalent Privacy. Đây là phương thức mã hóa wifi ra đời đầu tiên nhưng lại kém an toàn nhất. Bởi các Cracker đã tìm ra cách phá hủy WEP rất nhanh chóng mà không tốn quá nhiều công sức. Vì vậy nếu đang sử dụng WEP thì tốt nhất bạn nên đổi loại bảo mật này để đảm bảo hệ thống mạng của mình luôn được an toàn.
Được giới thiệu như một phần của tiêu chuẩn IEEE 802.11 ban đầu được phê chuẩn vào năm 1997, mục đích của nó là cung cấp tính bảo mật dữ liệu tương đương với mạng có dây truyền thống. WEP có thể nhận dạng bằng khóa gồm 10 hoặc 26 chữ số thập lục phân (40 hoặc 104 bit), đã từng được sử dụng rộng rãi và thường là lựa chọn bảo mật đầu tiên được các công cụ cấu hình bộ định tuyến cung cấp cho người dùng.
Xem thêm: Wifi là gì
WAP (viết tắt của Wireless Application Protocol - Giao thức Ứng dụng Không dây) là một tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống truy nhập Internet từ các thiết bị di động như điện thoại di động, PDA. Mặc dù tiêu chuẩn này chưa được chuẩn hóa trên toàn cầu, nhưng những ứng dụng của giao thức này đã tác động rất lớn đến ngành công nghiệp di động và các lĩnh vực dịch vụ liên quan.
WAP là giao thức truyền thông mang lại rất nhiều ứng dụng cho người sử dụng thiết bị đầu cuối di động như E-mail, web, mua bán trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, thông tin chứng khoán.
WPA2 là phương pháp bảo mật kế tiếp WPA. Tính cho đến nay thì có thể nói WPA2 là phương pháp bảo mật wifi tốt nhất mà tất cả các hệ thống mạng nên sử dụng. Mắc dù chuẩn bảo mật WPA đã được mệnh danh là đỉnh của của mã hóa Wifi. Tuy nhiên, vào năm 2006 thì chuẩn WPA chính thức được thay thế bằng tiêu chuẩn bảo mật WPA2.
WPA2 đã nâng cấp phiên bản WPA lên một tầm cao mới. Ví dụ như AES của chuẩn WPA2 mạnh hơn rất nhiều lần so với RC4 của chuẩn WPA, bởi RC4 đã từng bị bẻ khóa nhiều lần. Chính vì vậy, tính cho tới thời điểm hiện tại thì đây là chuẩn bảo mật được áp dụng cho nhiều dịch vụ trực tuyến.
Hơn nữa, WPA2 cũng giới thiệu chế độ mã hóa truy cập gọi tắt là CCMP để thay thế cho TKIP, bởi TKIP rất dễ bị tấn công. Mặc dù vậy nhưng TKIP vẫn là một phần của tiêu chuẩn mã hóa WPA2.
WPA2 Pre-Share Key được hiểu là chuẩn bảo mật dành riêng cho các hệ thống mạng gia đình hoặc văn phòng nhỏ. Bộ định tuyến không dây mã hóa lưu lượng mạng chỉ bằng một key.
Đặc biệt trước khi một thiết bị có thể kết nối và hiểu mã hóa thì người dùng bắt buộc phải nhập mật khẩu trên cụm “mật khẩu wifi” được thiết lập trên bộ định tuyến. Tuy nhiên, điểm yếu của tiêu chuẩn này là cụm mật khẩu yếu nên rất dễ bị tấn công.
Wi-Fi Alliance đã công bố giao thức bảo mật WPA3 vào năm 2018, cung cấp một phương pháp an toàn và đáng tin cậy hơn nhiều thay thế WPA2 và các giao thức bảo mật cũ hơn. Những thiếu sót cơ bản của WPA2 như bắt tay bốn chiều không hoàn hảo và sử dụng PSK (khóa chia sẻ trước) khiến kết nối Wi-Fi của bạn dễ bị xâm phạm. WPA3 có những cải tiến bảo mật hơn nữa giúp khó xâm nhập vào mạng bằng cách đoán mật khẩu.
SAE chỉ là một giao thức trao đổi key mới được tích hợp trong phương pháp bảo mật WPA3. Mục đích của giao thức này chính là giải quyết lỗ hổng KRACK.
Ưu điểm nổi bật của giao thức này đó là khả năng chống lại các cuộc tấn công giải mã ngoại tuyến thông qua việc cung cấp Forward Secrecy. Tác dụng của việc cung cấp Forward Secrecy là có thể ngăn chặn lại sự tấn công của kẻ thù kể cả khi chúng đã biết mật khẩu.
Wifi Easy Connect là một trong những chuẩn kết nối mới. Phương pháp mã hóa này có tác dụng đơn giản hóa việc cung cấp và cấu hình các thiết bị wifi. Khi sử dụng Wifi Easy Connect thì các thiết bị được thêm vào mạng sẽ được cung cấp mã hóa một cách công khai.
Wifi Easy Connect thường sử dụng trong gia đình ví dụ như mô hình nhà thông minh. Tuy nhiên, khi sử dụng trong mạng gia đinh thì người dùng phải chỉ định một thiết bị làm điểm cấu hình trung tâm. Điểm cấu hình trung tâm này phải là thiết bị đa phương tiện như máy tính bảng, điện thoại thông có kết nối internet.
Khi sử dụng những thiết bị thông minh đa phương tiện này để điều khiển các thiết bị khác thì thiết bị này sẽ được sử dụng để quét mã QR bằng cách lần lượt chạy giao thức Wifi Easy Connect. Việc quét mã QR sẽ giúp những thiết bị kết nối mạng được bảo mật và mã hóa, ngăn cản sự tấn công.
Điều cần thiết là phải nhận biết các tiêu chuẩn bảo mật WiFi của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được mức độ bảo mật của chuẩn bảo mật WiFi mà bạn đang sử dụng.
Trên hệ điều hành Windows 10, nhấn chọn biểu tượng Wifi trên thanh Taskbar → Sau đó nhấn chọn Properties phía dưới tên wifi mà bạn đang kết nối. Cuối cùng, kiểm tra chuẩn bảo mật wifi tại mục Security type.
Trên macOS, nhấn giữ phím Option và nhấn chọn biểu tượng Wifi → Chọn vào tên wifi mà bạn đang kết nối, thông tin về wifi sẽ hiện ra. Bạn có thể kiểm tra chuẩn bảo mật tại mục Security.
Trên Android, mở menu Cài đặt → chọn Wifi và nhấn vào tên wifi mà mình đang kết nối. Một giao diện thông tin của wifi sẽ hiện ra, bạn có thể xem được chuẩn bảo mật wifi của mình tại mục Bảo mật.
Trên iPhone, không có cách nào để bạn kiểm tra bảo mật wifi ngay trên thiết bị đó. Bạn có thể dùng một thiết bị khác như laptop để truy cập vào wifi mà iPhone của bạn đang kết nối để có thể kiểm tra chuẩn bảo mật.
Nếu bạn lo ngại mạng wifi nhà mình bị kẻ gian xâm nhập thì tham khảo một số cách để đảm bảo an toàn cho mạng wifi nhé:
Đặc biệt, nếu bạn đang là chủ doanh nghiệp thì vấn đề bảo mật thông tin, an ninh mạng lại càng quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số giải pháp bảo mật trong bài viết: Giải pháp an ninh hệ thống bảo mật thông tin
Hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp ICT Sài Gòn để được tư vấn chi tiết giải pháp hiệu quả với quy mô doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết về WEP, WPA, WPA2 và WPA3, Cùng đánh giá xem chuẩn bảo mật WiFi nào tốt nhất? Hãy theo dõi website của ICT Sài Gòn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về bảo mật Wifi.
Khách hàng có nhu cầu thuê cục phát wifi chất lượng và bảo mật để đi du lịch hay công tác nước ngoài nhanh chóng liên hệ ICT Sài Gòn để được tư vấn và báo giá sớm nhất nhé. Chúng tôi cho thuê cục phát wifi với băng thông đa dạng phù hợp theo nhu cầu và mục đích sử dụng của khách hàng với mức giá vô cùng ưu đãi, đảm bảo đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất đến quý khách hàng gần xa.
Mình là phó phòng kỹ thuật tại công ty ICT SÀI GÒN, chuyên phụ trách nội dung bài đăng và hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Bạn đọc nếu câu hỏi cần giải đáp đừng ngần ngại để lại comment bên dưới bài viết nhé