Nhận diện khuôn mặt, đàm thoại 2 chiều hay chế độ hồng ngoại đều là những công nghệ camera ưu việt giúp ích rất nhiều trong việc giám sát an ninh từ xa. Trong thực tế, còn rất nhiều công nghệ camera khác mà mọi người thường bỏ qua, đây là một thiếu sót rất lớn.
Trong bài viết hôm nay, ICT Sài Gòn sẽ tổng hợp 7 công nghệ camera phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất, cùng theo dõi nhé!
Công nghệ hồng ngoại cho phép camera giám sát ghi lại hình ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc hoàn toàn thiếu sáng bằng cách sử dụng ánh sáng hồng ngoại (IR – Infrared).
Nguyên lý hoạt động của công nghệ hồng ngoại đó là sử dụng các đèn LED hồng ngoại để phát ra ánh sáng không nhìn thấy bằng mắt người, nhưng có thể được nhìn thấy bằng các cảm biến hình ảnh của camera. Ánh sáng hồng ngoại này phát ra một dải bước sóng mà con người không thể nhìn thấy và không gây hại cho sức khỏe, nhưng camera có thể nhận dạng và chuyển đổi thành hình ảnh.
Xem thêm: Hệ Thống Camera Giám Sát Gồm Những Gì, Chi Phí Ra Sao
Ứng dụng của công nghệ hồng ngoại trên camera có thể kể đến như:
Tham khảo: Dịch vụ lắp đặt camera hồng ngoại trọn gói
Color night vision (tầm nhìn màu ban đêm) là công nghệ camera cho phép camera ghi lại hình ảnh màu sắc chất lượng cao trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc thiếu ánh sáng vào ban đêm.
Nếu như công nghệ hồng ngoại giúp camera có thể “nhìn thấy” trong bóng tối nhưng chỉ cho ra hình ảnh đen trắng hoặc xám thì Color night vision được xem như một bước nâng cấp khi có khả năng nhận biết và tái tạo màu sắc tự nhiên một cách sống động.
Xem thêm: DVR Là Gì | Cách Phân Biệt Với NVR/HVR
Công nghệ này áp dụng các thuật toán thông minh kết hợp với trình xử lý deep neural networks giúp tăng cường độ tương phản, giảm nhiễu và tái tạo màu sắc trong điều kiện thiếu sáng. Nếu đang có ý định lắp camera chống trộm thì Color night vision là công nghệ bạn không nên bỏ qua.
Deep learning là một công nghệ camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) để xử lý và phân tích hình ảnh thu được từ camera an ninh.
Trong khi các công nghệ xử lý hình ảnh cũ áp dụng các thuật toán và quy tắc lập trình cụ thể thì Deep learning sử dụng trình deep neural networks có khả năng tự học và xử lý hình ảnh với hiệu năng đáng kinh ngạc.
Xem thêm: Độ Phân Giải Camera Quan Sát Là Gì, Vai Trò Như Thế Nào
Công nghệ Deep learning hiện nay được ứng dụng rất nhiều trên camera giám sát, cụ thể:
Two-way audio hay Đàm thoại 2 chiều là thuật ngữ không còn quá xa lạ, công nghệ này cho phép người dùng truyền và nhận thông tin âm thanh theo hai chiều, đồng nghĩa với việc bạn có thể trò chuyện trực tiếp với đối phương thông qua hệ thống camera giám sát.
Như vậy, với công nghệ Two-way audio, người dùng không chỉ xem và ghi lại hình ảnh mà còn có thể trò chuyện trực tiếp với đối tượng trong tầm nhìn của camera. Điều này giúp tăng khả năng giao tiếp từ xa và giúp cho việc giám sát trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Xem thêm: So sánh camera ip và camera analog? Nên chọn loại nào?
Công nghệ Starlight cho phép camera giám sát hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng tối tương tự như Color night vision. Công nghệ này sử dụng cảm biến CMOS có khả năng cảm ứng cực nhạy với cường độ ánh sáng. Cảm biến này đảm bảo rằng camera có thể ghi lại hình ảnh với chất lượng cao và độ tương phản tốt ngay cả trong môi trường ánh sáng yếu.
Công nghệ Cloud server cho phép quản lý dữ liệu hình ảnh hoặc video trên camera thông qua các vụ đám mây (cloud services). Thay vì xử lý và lưu trữ dữ liệu trực tiếp trên thiết bị camera, công nghệ này cho phép dữ liệu được gửi đến máy chủ đám mây để xử lý, lưu trữ và truy cập từ xa.
Xem thêm: Công Nghệ Starlight Là Gì , Lợi Hại Ra Sao
Dữ liệu hình ảnh hoặc video từ camera được tải lên máy chủ đám mây, cho phép người dùng truy cập và xem dữ liệu từ bất kỳ địa điểm nào có kết nối internet. Việc sao lưu dữ liệu trên nhiều máy chủ và vị trí vật lý khác nhau cũng giúp tránh mất mát dữ liệu do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai.
Công nghệ PTZ (Pan-Tilt-Zoom) trên camera cho phép điều khiển và điều chỉnh góc quay, góc nghiêng và khả năng phóng to (zoom) của camera từ xa. Các camera PTZ thường được sử dụng trong các hệ thống giám sát an ninh hoặc quan sát cần khả năng quét và quan sát linh hoạt trong diện tích rộng.
Dưới đây là các tính năng của công nghệ PTZ trên camera:
Xem thêm: Camera An Ninh Nhận Diện Khuôn Mặt Hoạt Động Ra Sao
Trên đây là 7 công nghệ thường gặp mà các bạn không nên bỏ qua khi có ý định lắp camera giám sát. Việc hiểu rõ từng công nghệ sẽ giúp bạn đưa ra phương án chọn lựa camera thích hợp với tính năng đáp ứng đúng theo nhu cầu sử dụng của mình. Nếu cần tư vấn rõ hơn về các công nghệ trên camera giám sát, các bạn có thể liên hệ hotline: 0932 004 880.
Xem thêm các bài viết khác:
Mình là phó phòng kỹ thuật tại công ty ICT SÀI GÒN, chuyên phụ trách nội dung bài đăng và hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Bạn đọc nếu câu hỏi cần giải đáp đừng ngần ngại để lại comment bên dưới bài viết nhé